Skip to content

activity

1. Phương pháp hóa trị là gì?

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc (hay chính là hóa chất hoặc chất gây độc tế bào) nhằm tiêu diệt các tế bào phát triển, hạn chế sự sản sinh nội bào của chúng. Các loại thuốc điều trị hóa chất thường được phân theo từng nhóm riêng biệt và được sử dụng phù hợp với từng giai đoạn, từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định cách thức sử dụng các loại thuốc này.

2. Tác dụng phụ thường gặp khi hóa trị

Bên cạnh việc loại trừ và giảm thiểu các tế bào trong khối u, hóa chất có thể gây ảnh hưởng lên các tế bào khỏe mạnh khiến bệnh nhân gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

Rụng tóc

Các loại thuốc hóa trị thường hoạt động theo cơ chế tiêu diệt những tế bào có khả năng sinh trưởng nhanh chóng. Chính vì vậy, thuốc cũng ảnh hưởng lớn đến các tế bào biểu bì, móng, nang lông,… hiện tượng phổ biến nhất là rụng tóc gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người bệnh, đặc biệt là đối với bệnh nhân nữ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì sau đợt điều trị hóa chất kết thúc, tình trạng rụng tóc sẽ được khắc phục hiệu quả.

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Một số thuốc hóa trị được cho là có nguy cơ cao gây buồn nôn. Hóa trị liệu kích thích các vùng não kiểm soát cảm giác buồn nôn hoặc các tế bào niêm mạc miệng, cổ họng, dạ dày và ruột. Người bệnh nên uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 40ml/kg trọng lượng cơ thể) để cơ thể không bị mất nước, kiêng caffeine và hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Sau mỗi giai đoạn điều trị hóa chất, người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy kiệt, chán ăn và khả năng vận động kém. Trường hợp đối với những bệnh nhân trước đó đã từng phẫu thuật hay xạ trị thì những biểu hiện này càng rõ rệt hơn. Bên cạnh đó, tình trạng mệt mỏi thường liên quan đến các tác dụng phụ khác như đau đớn, thiếu máu, nhiễm trùng và trầm cảm.

Viêm niêm mạc miệng

Viêm niêm mạc là tình trạng đỏ, sưng, đau hoặc lở loét trong khoang miệng, trên lưỡi hay môi. Những bệnh nhân thường gặp tình trạng này là các trường hợp vừa tiến hành hóa trị và xạ trị. Những triệu chứng có thể bắt đầu từ 3-10 ngày sau đợt điều trị hóa trị đầu tiên bao gồm các triệu chứng từ nhẹ đến nặng khiến người bệnh gặp phải những bất tiện khi ăn uống. Có thể giảm thiểu đau đớn bằng cách sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp vệ sinh răng miệng thường xuyên, không để miệng bị khô và nên ăn nhiều loại trái cây có chứa vitamin C.

Vượt qua hoá trị một cách chủ động cùng Kaio Fucoidan

3. Giải pháp giảm nhẹ tác dụng phụ của hóa trị

Như đã đề cập ở đầu bài, hóa trị là phương pháp mang lại hiệu quả chữa bệnh và cũng mang đến cả tác dụng phụ cho bệnh nhân. Có rất nhiều bệnh nhân vì không chịu nổi tác dụng phụ của hóa trị mà phải bỏ dở việc điều trị, thậm chí có trường hợp tử vong. Do đó, việc giảm thiểu tác dụng phụ cho bệnh nhân khi hóa trị là điều vô cùng quan trọng.

Thường xuyên vận động cơ thể

Đa số người bệnh ngại vận động, luyện tập sau hóa trị bởi các bài tập khiến họ mệt mỏi và mất sức hơn. Trên thực tế, tập luyện phù hợp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và các chuyên gia y tế lại là phương pháp hiệu quả giúp tăng cường thể chất, cải thiện chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ bị yếu cơ bắp do thiếu vận động.

Tùy từng giai đoạn, tuổi tác và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà có lịch tập luyện hợp lý. Thông thường ở tuần đầu sau hóa trị, người bệnh chỉ cần tập luyện những động tác nhẹ nhàng để tăng lượng máu đến cơ, kích thích tiêu hóa và bài tiết chất độc. Khi đã quen với một số bài tập, bạn có thể tăng dần thời gian tập qua mỗi lần tập.

Ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng cân bằng

Hóa trị giúp bệnh nhân vượt qua “cửa ải” của bệnh tật. Thế nhưng cách điều trị này cũng làm “hao mòn” cơ thể người bệnh. Do đó, xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng là yếu tố cần được quan tâm. Để duy trì sức khỏe và năng lượng, bệnh nhân nên ăn đa dạng các loại thực phẩm như: thịt, cá, tôm, ngũ cốc, rau xanh, hoa quả, sữa ít chất béo và uống nhiều nước, đồng thời các bữa ăn lỏng cũng là lựa chọn hợp lý nếu người bệnh bị viêm loét miệng, khó ăn đồ cứng và khó hấp thụ. Thêm vào đó, bạn nên chia các bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong một ngày thay vì 3 bữa lớn.

Bên cạnh chế độ ăn uống, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh lại lịch làm việc, sinh hoạt lành mạnh hơn, ngủ đủ giấc để phục hồi và cải thiện thể trạng tốt hơn.

Nghỉ ngơi đầy đủ

Người bệnh thường gặp các vấn đề về giấc ngủ sau hóa trị, nguyên nhân có thể do những thay đổi về thể chất, tác dụng phụ của việc điều trị, căng thẳng hay những yếu tố khác tác động. Để tăng khả năng bệnh nhân có được giấc ngủ ngon và đủ cần: tránh uống cà phê ít nhất 8 giờ trước khi ngủ, vận động nhẹ trước khi ngủ 2-3 giờ, luôn giữ cho không gian ngủ được yên tĩnh và khuyến khích sử dụng đèn sáng mờ.

Bổ sung dưỡng chất FUCOIDAN

Để nâng cao thể trạng và hạn chế tác dụng phụ của hóa trị, các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên bổ sung viên uống Kaio Fucoidan vì trong đó có chứa thành phần Fucoidan gốc Sulfate Fucose (gốc đường), hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường.

Kaio Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku kết hợp cùng nấm Linh Chi (REISHI) có tác dụng: tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, bổ sung các chất chống oxy hóa và hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất trong quá trình điều trị.

Trên đây là một số thông tin về các tác dụng phụ của việc điều trị hóa trị. trong trường hợp xuất hiện nhiều tác dụng phụ gây khó chịu, ăn uống kém, mất ngủ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp.

Tư Vấn Miễn Phí Từ Chuyên Gia

    Play Video